.
.
.
.

Cân chỉnh xe

Tstation

Góc đặt bánh xe thường là hạng mục ít được quan tâm khi đến kỳ bảo dưỡng, tuy nhiên việc cân chỉnh thước lái hay còn được gọi là cân chỉnh độ chụm bánh xe sẽ giúp tăng tuổi thọ của lốp, đồng thời giúp xe hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

Cân chỉnh xe

Có một số cách để báo cho bạn biết khi nào bạn cần canh chỉnh bánh. Nếu thấy một hoặc vài dấu hiệu dưới đây, bạn cần sớm đưa xe đến cho những kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra thước lái: Mặt gai lốp không mòn đều, xe bị lệch về bên trái hoặc bên phải, vô lăng không nằm ở vị trí trung tâm khi lái trên đường thẳng, vô lăng bị rung.

Việc cân chỉnh thước lái sẽ tác động vào hệ thống treo của xe, cụ thể hơn là điều chỉnh góc đặt bánh xe. Sau đây là 3 góc đặt bánh xe cần chú ý khi tiến hành canh chỉnh thước lái:

Cân chỉnh xe

Góc Camber

Camber là góc nghiêng được tạo bởi mặt phẳng bánh xe và trục thẳng đứng, nói cách khác đây là góc mà bánh xe bị úp vào hay ngã ra ngoài với góc nhìn từ phía trước xe. Theo lý thuyết, bánh xe phải được đặt thẳng đứng để bề mặt lốp tiếp xúc một cách tối đa với mặt đường.

Nếu bánh xe quá nghiêng vào trong hoặc ra ngoài, hay còn gọi là xe có góc camber âm hoặc dương, có nghĩa là độ chụm của bánh không phù hợp và cần được điều chỉnh so với mặt thẳng đứng.

Cân chỉnh xe

Góc Caster

Là góc được tạo bởi trục bánh lái và phương thẳng đứng khi nhìn từ bên hông xe. Tương tự góc camber, góc caster dương khiến trục lái nghiêng về phía sau trong khi góc caster âm sẽ khiến trục lái bị ngã nhiều hơn về phía đầu xe. Góc Caster được đặt cho các bánh xe dẫn hướng để ổn định trạng thái chuyển động thẳng của xe và trả lái sau khi chuyển hướng.

Cân chỉnh xe

Góc Toe

Toe là góc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến độ mài mòn của lốp, góc Toe được tạo bởi hướng bánh xe và trục thẳng đứng khi nhìn từ trên xuống. Độ chụm dương (toe in) là khi hai góc bánh xe hướng vào trong quá nhiều ảnh hưởng đến độ mòn lốp, ngược lại là độ chụm âm sẽ ảnh hưởng đến độ ổn định khi vận hành xe.  Cả hai trường hợp này đều cần phải được cân chỉnh lại.

Cân chỉnh xe

Tại sao cần cân chỉnh góc bánh xe

Xe được coi là cân bằng khi toàn bộ hệ thống nhún và các bộ phận điều khiển lái hoạt động ổn thoả, các vỏ lốp và mâm bánh thẳng hàng và chính tâm. Nếu bạn phát hiện sự mòn vẹt lốp không đều, đo có thể là dấu hiệu của sư không thẳng hàng và cần được thợ chuyên môn kiểm tra sửa chữa.


Căn chỉnh góc bánh xe ô tô

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất lái, trong đó có một nguyên nhân phổ biến nhung khó nhận thấy, đó là các bánh xe chưa được cân chỉnh tốt. căn chỉnh góc bánh xe ô tô, can chinh goc banh xe o to
Một hiện tượng thường thấy trên đường phố là xe chạy thẳng nhưng vành vô-lăng không được cân và thẳng. Do đó mà người điều khiển phương tiện phải thường xuyên phải ghì tay lái và giữ vô lăng bằng hai tay để giữ cho xe chạy theo hướng thẳng, gây mệt mỏi và căng thẳng.


Điều này đặc biệt xấu nếu bạn là người kinh doanh vận tải mà công việc phải chạy xe đường dài liên tục như tuyến Bắc-Nam thì sự căng thẳng và mệt mỏi không cần thiết làm cho nghề lái xe đường dài trở thành thêm bội phần khó khăn vất vả.

Trong một số trường hợp chúng ta để ý có những xe (nhất là xe buýt và xe tải) có khi mắt thường cũng phát hiện ra khi xe đi thẳng nhưng đầu xe và đuôi xe không thẳng hướng với nhau hay còn gọi là vẹo cầu.

Hoặc có những xe chỉ đi một chuyến đường dài là phải thay nguyên một dàn lốp và càng chạy đường nhẵn càng “ăn lốp” nhanh.

Tất cả các lỗi trên là những lỗi kỹ thuật liên quan đến “góc đặt bánh xe”.

Việc xảy ra sai lệch về góc đặt bánh xe vốn diễn ra rất từ từ và không gây hậu quả ngay lập tức - làm cho người lái xe dần quen với sự sai lệch và vô thức “bù trừ” hiện tượng sai lệch của phương tiện giao thông bằng cách thường xuyên ghì một lực vào tay lái để cho chiếc xe đi thẳng.

Nhưng trong thực tế, người điều khiển phương tiện và các cơ quan đăng kiểm phương tiện chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này mà thường chỉ quan tâm đến thiết bị phanh hãm, đèn, còi…

Việc kiểm tra và hiệu chỉnh “góc đặt bánh xe” là một lĩnh vực kỹ thuật mới và đòi hỏi máy móc kỹ thuật hiện đại và độ chính xác cao, đầu tư lớn mới đáp ứng được yêu cầu này.

Vì sao phải căn chỉnh “góc đặt bánh xe”?

Trong kỹ thuật ô tô các bánh xe được thiết kế sao cho chúng tạo thành những góc nhất định với thân xe và với mặt đường.


Xe dù hiện đại đến đâu nhưng cấu tạo chung nhất là vẫn phải có bốn bánh tiếp đất. Điều này cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của bánh xe không chỉ là nâng đỡ toàn bộ của chiếc xe mà bánh xe còn được thiết kế mang tính hình học tối ưu để tạo cho chiếc xe đó có tính năng vận hành tốt như:

- Khả năng bám đường tốt nhất.

- Tạo cảm giác lái êm dịu nhất.

- Đảm bảo độ bền nhất cho các chi tiết cơ khí (giàn rô-tuyn, cao su, bi moay-ơ)

- Giảm thiểu nhất độ mài mòn lốp xe.


Việc thiết kế 4 điểm chạm đất sao cho chúng tạo với mặt đường và tạo với nhau một góc nhất định nào đó tùy thuộc vào trình độ thiết kế cũng như ý định của kỹ sư chế tạo xe hơi để sao cho chiếc xe có tính năng vận hành tốt nhất hoặc có bộ lốp chạy bền nhất.

Trong thực tế sử dụng ô tô chúng ta thấy có những xe lái rất nhẹ nhàng, chắc chắn, linh hoạt, chính xác, dễ điều khiển (tay lái “đánh đâu trúng đó”), lái lâu không bị mệt, và có những xe thì cảm giác lái rất “cứng” hoặc rất “nhão”, hoặc phải tốn rất nhiều công sức để điều khiển xe đi đúng hướng.

Lý do tại sao lại như vậy?

Chưa nói đến sự khác nhau về công suất động cơ, bộ truyền động, lý do có sự khác nhau như vậy là vì các xe đó được thiết kế với các góc đặt bánh xe khác nhau phù hợp với các yêu cầu thiết kế. Các mục tiêu này lại mâu thuẫn với nhau. Xe chạy êm dịu, vào cua nhẹ nhàng thì lại khó vượt được chướng ngại vật và ngược lại.


Việc thiết kế góc đặt bánh xe trong chế tạo xe hơi là một môn khoa học đảm bảo cho chiếc xe đó có được các tính năng tối ưu trong vận hành.

Chính vì lý do có việc thiết kế góc đặt bánh xe như vậy nên trong thực tế sửa chữa và sử dụng chúng ta phải tôn trọng các thiết kế đó bằng cách thường xuyên và định kỳ phải kiểm tra và hiệu chỉnh đưa các góc thiết kế: Camber (góc nghiêng của mặt phẳng bánh xe so với phương thẳng đứng), Caster (góc nghiêng của trục giảm xóc so với phương thẳng đứng), Toe-in (độ chụm/loe của bánh xe), King pin (độ nghiêng của trụ lái), Thrust Angle (góc lệch giữa trục trung tâm của xe và trục chuyển động của cầu) về đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất quá trình đó gọi là phương pháp căn chỉnh góc đặt cả 4 bánh xe hay “Total Wheel Alignment”.

Với sự trợ giúp của khoa học máy tính như phần mềm chuyên dùng và bộ vi xử lý, cũng như kỹ thuật quét camera không gian 3 chiều, người ta đã chế tạo được các bộ máy thay thế con người có thể trong một thời gian ngắn tự động đo kiểm tra và hiệu chỉnh các góc đặt bánh xe một cách chính xác và thuận tiện ngay cả các góc ẩn và góc trìu tượng mà bằng mắt người (thợ chăng dây để chỉnh) hoặc kỹ thuật hồng ngoại, hoặc kỹ thuật laser (phương pháp đo alignment theo kiểu cũ) không thể làm được.

Hiện nay tại Việt Nam đã có nhiều garage và xưởng dịch vụ ô tô đã đầu tư và khai thác dàn máy Wheel Aligment để chỉnh góc đặt bánh xe và máy chuẩn đoán lốp có tải hiện đại của Hoa Kỳ, Úc, Ý...

Nhiều người sử dụng thắc mắc là ngay cả khi xe đã được căn chỉnh góc đặt bánh xe một cách cẩn thận nhưng vẫn bị “nhao” lái. Điều này chỉ có thể được khắc phục khi xe được cân chỉnh bằng máy có tính năng “cân bằng động có tải” như máy Hunter GPS9700 của Hoa Kỳ, có thể phân tích được lực kéo ngang của lốp khi xe chuyển động trên đường, đây là lỗi khá phổ biến của lốp xe mà chúng ta phải có máy móc chuẩn đoán mới phát hiện ra và khắc phục dễ dàng.


 

Các bài viết tư vấn lốp xe khác